Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023.
Trong Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản đối với các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà. Chính phủ cũng lưu ý, các ngân hàng cũng phải giảm chi phí để ổn định lãi suất, giảm lãi suất cho vay.
Tại nghị quyết phiên họp lần này, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, đề xuất các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng cũng được giao báo cáo Thủ tướng về hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường này trước ngày 15/2.
Bộ Xây dựng được giao báo cáo Thủ tướng về hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường này trước ngày 15/2.
Trong khi đó, Bộ Tài chính được giao sớm hoàn thiện để trình Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trước ngày 10/2.
“Biện pháp xử lý phù hợp trên tinh thần ‘lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư”, nghị quyết phiên họp Chính phủ nêu.
Trong nghị quyết lần này, Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 1 tiếp tục chuyến biến tích cực, song hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu… bị ảnh hưởng do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo.
Thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là về thanh khoản, dòng tiền, trái phiếu doanh nghiệp.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 vẫn là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý (như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động) để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại. Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn.
Tại hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sáng 8/2, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn trong thời hạn 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng vẫn chảy vào bất động sản
Tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sáng 8/2, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định không siết bất động sản và năm 2022, lĩnh vực này vẫn chiếm trên 21% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.
theo Thanhnienviet
Nguồn Tham Khảo.
Kết nối facebook với chúng tôi: