fbpx

Trích đo địa chính thửa đất là gì? Trích đo địa chính thửa đất thực hiện thế nào?

Trích Đo Địa Chính Thửa Đất Là Gì? Trích Đo Địa Chính Thửa Đất Thực Hiện Thế Nào?

Trích đo địa chính thửa đất là gì? Thực hiện đo như thế nào?

Trích đo địa chính thửa đất là gì? Trích đo địa chính thửa đất thực hiện thế nào?

Trích đo địa chính thửa đất là gì? Trích đo địa chính thửa đất thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, Toàn Cầu Land BG chia sẻ như sau:

1. Trích đo địa chính thửa đất là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

2. Trích đo địa chính thửa đất thực hiện thế nào?

Trích đo địa chính thửa đất thực hiện theo khoản 1, 2 và 3 Điều 18 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:

– Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. 

Việc xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định cho phù hợp với quy mô diện tích thửa đất.

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại Thông tư 02/2015/TT-BTNMT) xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất như sau:

Tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính được xác định trên cơ sở loại đất và mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha. Mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt là Mt, được xác định bằng số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất.

– Tỷ lệ 1:200 được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt có Mt ≥ 60.

– Tỷ lệ 1:500 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông môn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộc đất khu dân cư còn lại.

– Tỷ lệ 1:1000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Khu vực có Mt ≥ 10 thuộc đất khu dân cư;

+ Khu vực có Mt ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài; đất nông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xã thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

+ Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40.

– Tỷ lệ 1:2000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Khu vực có Mt ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp;

+ Khu vực có Mt < 10 thuộc đất khu dân cư.

– Tỷ lệ 1:5000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Khu vực có Mt < 5 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác;

+ Khu vực có Mt ≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp.

– Tỷ lệ 1:10000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Đất lâm nghiệp có Mt < 0,2;

+ Đất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính.

– Các thửa đất nhỏ, hẹp, đơn lẻ thuộc các loại đất khác nhau phân bố xen kẽ trong các khu vực quy định tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4 khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại Thông tư 02/2015/TT-BTNMT) được lựa chọn đo vẽ cùng tỷ lệ với loại đất các khu vực tương ứng.

– Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000; trường hợp tách đo địa chính cho hộ gia đình, cá nhân thì thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do.

– Khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Tải về để xem chi tiết bên dưới:

Phụ lục số 12

Nguồn Thư Viện Pháp Luật

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Reply

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh