fbpx

“Cuộc đua xuống đáy” của doanh nghiệp xây dựng

Doanh nghiệp xây dựng – “Cuộc đua xuống đáy” – Tin tức BDS

Doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng đang đối mặt với tình trạng càng làm càng lỗ, bị nợ đọng, trả dự án, thậm chí tạm ngừng kinh doanh…
  • Doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đang nợ lẫn nhau
     
  • Doanh nghiệp xây dựng trước nguy cơ phá sản
     

Doanh nghiệp xây dựng - "Cuộc đua xuống đáy" - Tin tức BDS

(Ảnh minh họa)

Oằn mình trước bão

Lý do gặp khó khăn, phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong 1 năm (từ ngày 15/3/2023 đến 14/3/2023) để tìm phương hướng giải quyết và củng cố lại cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Licogi 166 (mã LCS) – doanh nghiệp có 60% doanh thu đến từ hoạt động xây lắp chỉ là một lát cắt trong bức tranh xám màu của ngành xây dựng lúc này.

Cả năm 2022, doanh thu của Licogi chỉ đạt vỏn vẹn gần 3,5 tỷ đồng, hoàn thành chưa tới 4% kế hoạch đề ra và không có hoạt động đầu tư mới nào trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bế tắc bởi tình trạng lạm phát giá nguyên vật liệu và mặt bằng lãi suất tăng cao vào cuối năm.

Phụ thuộc vào yếu tố chu kỳ, khi nhu cầu xây dựng dân dụng sụt giảm mạnh, các tổng thầu lớn không chỉ đứng trước bài toán duy trì doanh thu, lợi nhuận, mà còn đối mặt với tình trạng nợ đọng kéo dài khi các chủ đầu tư đói vốn, dự án chậm tiến độ triển khai, bàn giao để được hạch toán tài chính. Tình trạng “ăn đong”, chạy vạy thu xếp dòng tiền để thanh toán công nợ cho đối tác, trả lương nhân viên… đã trở thành “chuyện cơm bữa” đối với phần lớn doanh nghiệp xây lắp.

Theo thống kê của VietstockFinance, doanh thu thuần của 98 doanh nghiệp xây dựng trên thị trường chứng khoán (HOSE, HNX và UPCoM) trong năm 2022 tăng 24% so với năm 2021, đạt hơn 139.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận giảm 11% về mức gần 5.600 tỷ đồng. Trong đó, 37 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận, 34 doanh nghiệp báo lãi giảm, còn lại ghi nhận lỗ trong năm 2022 hoặc năm trước đó.

Đáng chú ý, tổng các khoản phải thu của 98 doanh nghiệp xây dựng này tại thời điểm 31/12/2022 đạt hơn 148.000 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với hồi đầu năm. Tổng dự phòng nợ khó đòi cũng tăng 36%, vượt mức 9.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục đối mặt với tình trạng khó thu hồi nợ từ chủ đầu tư.

Mới đây, nhóm nhà thầu phụ đang thi công các dự án do Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) làm tổng thầu đã gửi công văn yêu cầu thanh toán công nợ từ tháng 7/2022 đến nay, nếu không sẽ tạm dừng toàn bộ dịch vụ bảo hành, bảo trì đối với các dự án đã bàn giao, cũng như hoạt động thi công tại các dự án hiện hữu.

Trong thư phúc đáp nhóm nhà thầu phụ này, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Bình thừa nhận chưa thể đáp ứng được yêu cầu dòng tiền trong ngắn hạn do thiếu nguồn tài chính. Đưa ra giải pháp, Hòa Bình đề nghị nhóm nhà thầu phụ nhận thanh toán bằng bất động sản hoặc các thiết bị xây dựng.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc năm 2022, Hòa Bình báo lỗ 1.140 tỷ đồng, cũng là năm đầu tiên chịu lỗ kể từ khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Tổng nợ phải trả tăng lên 14.280 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn là hơn 5.100 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Xây dựng SCG cũng lần đầu tiên kể từ khi thành lập báo lỗ hơn 43 tỷ đồng trong quý IV/2022. Lũy kế cả năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu hơn 1.600 tỷ đồng, giảm gần 40% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế giảm hơn 80%, chỉ còn hơn 25 tỷ đồng.

Một “ông lớn” trong ngành khác là Coteccons (mã CTD) cũng đối mặt với tình trạng kinh doanh đi lùi từ năm 2020 trở lại đây. Cụ thể, năm 2020, Coteccons đạt 14.597 tỷ đồng doanh, lãi sau thuế 463 tỷ đồng, tới năm 2022, doanh thu thuần dù vẫn đạt 14.537 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ còn 21 tỷ đồng, nguyên do chi phí tài chính tăng 11 lần lên mức hơn 160 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh lên hơn 750 tỷ do các khoản trích lập dự phòng.

Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons có phần tích cực hơn, khi doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 đều tăng trưởng, cụ thể là doanh thu đạt gần 11.400 tỷ đồng, tăng hơn 40% và lãi ròng đạt gần 91 tỷ đồng, tăng 14%. Tuy nhiên, so với năm 2021, biên lợi nhuận gộp của Ricons đã thu hẹp đáng kể, từ mức gần 3% trong năm 2021 xuống mức 1,8% trong năm 2022. Biên lãi gộp giảm là do giá nguyên vật liệu tăng cao, bên cạnh sự khó khăn của ngành bất động sản.

 

Khó khăn chưa qua

Tình trạng khan hiếm đơn hàng đang khiến các doanh nghiệp xây dựng tạo ra “cuộc đua xuống đáy” để thắng thầu, thậm chí có doanh nghiệp chấp nhận làm dưới giá vốn để có việc làm.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) đưa ra nhận định tích cực về triển vọng ngành xây dựng hạ tầng khi Chính phủ có nhiều biện pháp thúc đẩy lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông, trong đó đáng chú ý là việc khởi công 25 gói dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2. Theo đó, kết quả kinh doanh quý I/2023 của các doanh nghiệp xây lắp sẽ đến từ các dự án trọng điểm trong giai đoạn trước được đưa vào hạch toán như cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 1, Metro Bến Thành – Suối Tiên…

Tuy nhiên, vấn đề là doanh nghiệp nào thực sự được hỗ trợ từ việc Chính phủ thúc đẩy triển khai các dự án này. Chẳng hạn, các nhà thầu chính được lựa chọn cho dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2 vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn nhà nước như Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty 36, Tổng công ty Xây dựng số 1, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, Công ty cổ phần Xây dựng Tân Nam…, trong khi dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên do các nhà thầu tới từ Nhật Bản triển khai.

Theo đánh giá của nhiều đơn vị phân tích, dựa trên định hướng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ, cũng như tham chiếu vào các khoản lãi lớn của những doanh nghiệp ngành này như Cienco 4 (mã C4G) hay Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (mã CII) trong năm qua, đây sẽ là “vùng đất mới” cho Hòa Bình và Coteccons khai phá. Trên thực tế, vào đầu năm nay, Hòa Bình đã tỏ rõ mục tiêu lấn sân sâu hơn vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng khi một công ty con trở thành nhà thầu liên danh thi công một dự án thuộc tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 ở Thanh Hóa.

Dù vậy, doanh thu từ các dự án đầu tư công sẽ chưa thể phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh trong ngắn hạn, nên các nhà thầu tư nhân sẽ vẫn chủ yếu tập trung vào các dự án nhà ở thương mại của các chủ đầu tư lớn trong nước như Vingroup, Sun Group, CEO Group, Đất Xanh, Masteries Homes, Geleximco, Flamingo… hay một số công ty nước ngoài như Lego, LG… Trong đó, đa phần các tổng thầu sẽ tập trung vào các “ông lớn” như Coteccons, Ricons, Hòa Bình…, còn các nhà thầu nhỏ hơn chấp nhận làm nhà thầu phụ và phải cạnh tranh rất gay gắt để có thể trúng thầu.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết, các doanh nghiệp xây lắp đang vướng nhiều công nợ, khối lượng công việc giảm sút. Theo ông Hiệp, hiện chưa có cơ chế pháp lý để bảo vệ nhà thầu trong trường hợp không đòi được nợ, nếu phải kiện tụng ở tòa án dân sự sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức đeo đuổi, bởi vụ việc có thể kéo dài nhiều năm liền.

Còn ông Bolat Duisenov, Chủ tịch Hội đồng quản trị Coteccons cho hay, hiện nay, tình trạng khan hiếm đơn hàng đang khiến các doanh nghiệp xây dựng tạo ra “cuộc đua xuống đáy” để thắng thầu, thậm chí có doanh nghiệp chấp nhận làm dưới giá vốn để có việc làm, hậu quả là càng làm càng lỗ, buộc phải bỏ dự án, minh chứng là Coteccons mới tiếp nhận lại công việc từ một doanh nghiệp xây dựng tại TP.HCM.

“Nhiều nhà thầu đã cố hạ giá để có được dự án, điều này tất yếu ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng hoặc gây nên các rủi ro khó lường khác”, ông Bolat Duisenov nhấn mạnh.

Cần lưu ý thêm, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá thép, cũng có tác động nhất định tới tiến độ thi công dự án trong các quý đầu năm. Thực tế, từ cuối năm 2022 đến nay, có thời điểm giá thép xây dựng tăng lên gần 21 triệu đồng/tấn, vượt xa đỉnh cũ của năm 2021. Trong năm qua, giá mặt hàng này trải qua gần 30 lần điều chỉnh, trong đó có 7 lần tăng giá liên tiếp vào đầu năm, sau đó giảm liên tiếp 15 lần từ tháng 4 đến tháng 8 về quanh mức 14 triệu đồng/tấn. Tính chung năm 2022, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng tăng xấp xỉ 7%. Còn tính từ đầu năm tới nay, giá thép có tới 5 lần tăng liên tiếp, các mặt hàng khác như xăng dầu, xi măng, cát, sỏi… cũng không ngừng tăng giá.

 
Chủ đề: Giá vật liệu xây dựng 2023,

Doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đang nợ lẫn nhau

Dòng vốn đang tồn đọng trong thị trường bất động sản hiện nay tương đối lớn, tức là doanh nghiệp nợ đọng lẫn nhau.

 
Trang Việt
 

 

Nguồn Tham Khảo

Kết nối facebook với chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hơn.

Bạn sẽ cho 5 sao Chứ?

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh