- Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
- Sau kiến nghị sửa đổi, Thông tư 06 tiếp tục kiến nghị bám sát hơn tinh thần nghị quyết số 33/NQ-CP
Đến ngày 21/9, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,65 triệu tỷ đồng, tăng 5,91% so với cuối năm 2022.
Đến cuối tháng 7/2023, tín dụng lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 2,71 triệu tỷ.
Tăng 4,99% so với năm 2022, chiếm 21,7% tổng dư nợ kinh tế.
“Tăng trưởng tín dụng năm 2023 thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước xuất phát chủ yếu do cầu tín dụng giảm và sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế khó khăn”, báo cáo cho biết.
Theo báo cáo, tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 21% so với tín dụng toàn nền kinh tế.
Nên khi tín dụng bất động sản tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng.
Tuy nhiên trong 7 tháng đầu năm, tín dụng bất động sản chỉ tăng 4,99%.
Trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản trong 7 tháng đầu năm đã tăng trưởng 18,95%, vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%).
Đây là mức tăng trưởng rất cao, gấp hơn 4 lần mức tăng trưởng tín dụng chung (4,54%).
Theo báo cáo, dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản chiếm 65% dư nợ tín dụng bất động sản lại giảm 1,36%.
Đây là năm đầu tiên trong 3 năm gần đây xuất hiện xu hướng giảm, trong khi ngay cuối năm 2022 tăng hơn 31%.
Dư nợ kinh doanh bất động sản trong 7 tháng đầu năm đã tăng trưởng 18,95%, vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%).
Điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường.
Trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm.
Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường vừa qua đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.
Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại.
Mặt khác, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm phân khúc cao cấp; thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân.
Thêm vào đó, các dự án bất động sản gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn.
Ngân hàng Nhà nước cũng lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 7/2022 là 1,8%, tháng 7/2023 là 2,58%).
Để kiểm soát rủi ro trong tín dụng bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động.
Cụ thể: Giám sát thường xuyên, liên tục đối với tình hình hoạt động các đơn vị trong hệ thống và xây dựng các báo cáo giám sát an toàn theo định kỳ đối với các đối tượng và nhóm đối tượng giám sát.
Giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như: bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo hướng đưa nội dung thanh tra về hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vào kế hoạch thanh tra chuyên ngành đối với các cuộc thanh tra pháp nhân định kỳ hàng năm.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung.
Bất động sản không có nhu cầu thực, kinh doanh có tính chất đầu cơ làm giá, lũng đoạn thị trường bất động sản.
Tín dụng vẫn tăng chậm hơn năm ngoái
Chiều 4/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu và khả năng hấp thụ, tiếp cận tín dụng của các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.
theo Thanhnienviet
Chủ đề: “Tin tức bất động sản”