Tin thị trường bất động sản:
- Tiến độ 9 dự án, công trình tác động lớn đến thị trường bất động sản Lâm Đồng hiện đang ra sao?
Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ sớm ấm dần trở lại. Ảnh: Lưu Bang
Nhiều tín hiệu tích cực
Sau một giai đoạn phát triển nóng, thị trường bất động sản đã rơi vào giai đoạn trầm lắng với rất nhiều khó khăn liên quan đến chính sách pháp luật, dòng vốn tín dụng.
Trước thực tiễn nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Các địa phương trong cả nước cũng vào cuộc nhằm tháo gỡ những khó khăn có liên quan để thúc đẩy tiến độ các dự án bất động sản.
Ngày 5/3 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết Nghị định số 08/2023/NĐ-CP vừa tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn, vừa xác định lộ trình xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo hướng minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững và trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa trung hạn, dài hạn quan trọng của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 11/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
HoREA cho rằng Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 của Chính phủ đã đánh giá chính xác tình hình thị trường bất động sản hiện nay, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc chủ yếu, chỉ rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.
Theo HoREA, điều quan trọng nhất là Nghị quyết Chính phủ đã đề ra các quan điểm và mục tiêu để xây dựng, phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, gắn bó hữu cơ với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới và nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp và đứng trước những thách thức rất lớn với các nhân tố bất định, khó lường.
HoREA nhận định Nghị quyết Chính phủ đã chỉ đạo tổng thể các giải pháp rất đúng, rất trúng. Đồng thời giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, chính quyền cấp tỉnh và chỉ rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản theo quan điểm “Tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững”.
Nhiều quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được phê duyệt trong năm 2023. (Ảnh: Minh họa – Nguồn internet)
Nhiều đề án, quy hoạch quan trọng sắp được phê duyệt
Bên cạnh những tín hiệu tích cực nêu trên, trong năm 2023 và năm 2024, nhiều đề án, quy hoạch quan trọng dự kiến được phê duyệt cũng sẽ tác động rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 48/QĐ-TTg ban hành chương trình công tác năm 2023 của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đi kèm với đó có danh mục các đề án của các địa phương sẽ được trình thẩm định, phê duyệt trong năm 2023.
Đơn cử, tại thành phố Hà Nội có hai đề án gồm, quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Tại thành phố Hải Phòng có ba đề án gồm, quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của thành phố Hải Phòng; báo cáo rà soát phân loại đô thị đối với đô thị thành phố Hải Phòng, đô thị loại I, khi thực hiện mở rộng sang địa bàn huyện An Dương.
Tại thành phố Đà Nẵng có hai đề án gồm, quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Cần Thơ có một đề án là đề án thành lập khu công nghệ cao Cần Thơ. Tỉnh Cao Bằng có một đề án là đề án cơ chế chính sách đặc thù phát triển khu du lịch thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng.
Tỉnh Bình Phước có một đề án thành lập thị trấn thuộc huyện Bù Gia Mập và thị trấn thuộc huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Tỉnh Bình Dương có hai đề án gồm, đề án đề nghị công nhận đô thị Dĩ An là đô thị loại II và quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có đề án quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề án thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế; quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ngoài ra còn có đề án khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế; đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
Tại tỉnh Quảng Nam có đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất theo cụm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai; đề án hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tự nhiên; đề án hình thành và phát triển trung tâm công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ Silica trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra tại Quảng Nam còn có ba đề án quan trọng khác là: đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác cảng hàng không Chu Lai gắn với Khu phí thuế quan Tam Quang; đề án sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp huyện gồm Phú Ninh, Tam Kỳ và Núi Thành; đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới đô cổ Hội An và đề án xã hội hóa khu đền tháp Mỹ Sơn.
Ngày 7/3 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát đi Công văn số 1590/BKHĐT-QLQH về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đến nay đã có một số quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt. Trong đó bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, sáu quy hoạch ngành quốc gia, một quy hoạch vùng và bốn quy hoạch tỉnh.
Để đẩy nhanh tiến độ lập, thầm định, phê duyệt quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ quan tâm, chỉ đạo khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đảm bảo tiến độ và chất lượng quy hoạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ và chất lượng quy hoạch.
Cụ thể, đối với bốn quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đề nghị khẩn trương rà soát, chỉnh lý hồ sơ, đảm bảo thống nhất với quyết định được phê duyệt để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định.
Đối với 23 quy hoạch tỉnh đã thẩm định xong, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ quy hoạch để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Đối với 17 quy hoạch tỉnh đã trình thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị khẩn trương phối hợp với Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh để tổ chức thẩm định theo quy định.
Riêng các quy hoạch tỉnh còn lại đang xây dựng hoặc đang lấy ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tập trung nguồn lực để sớm hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định theo quy định,…
Tiến độ 9 dự án, công trình tác động lớn đến thị trường bất động sản Lâm Đồng hiện đang ra sao?
Ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2020 – 2025.
theo Thanhnienviet
Kết nối facebook với chúng tôi