fbpx

Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản thương mại hóa quyền sử dụng đất:

Thị trường bất động sản thương mại hóa quyền sử dụng đất.

Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản (Hình từ Internet)

Chính phủ ban hành Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Theo đó, nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, Chính phủ đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp như sau:

– Có các quy định để đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất.

– Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai.

– Có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp.

– Xây dựng quy định để thị trường bất động sản, thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoạt động đảm bảo công khai, minh bạch, lành mạnh, không để thất thu thuế của Nhà nước.

Quy định mức thuế cao hơn đối với việc đầu cơ đất

Về việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính về đất đai, Chính phủ yêu cầu:

– Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa trung ương và địa phương.

– Nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.

– Rà soát chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp.

– Có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình người có công với cách mạng; những địa phương được quy hoạch sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ các loại rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng..

Đặc biệt, quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.

Xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đề hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

– Có quy định mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn.

Yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng phương án, quy mô sử dụng đất nông nghiệp phù hợp của địa phương cùng với kế hoạch sử dụng đất (định kỳ 5 năm rà soát điều chỉnh một lần để tạo tâm lý ổn định lâu dài cho nhà đầu tư).

– Có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch.

– Có quy định tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hoá, suy giảm chất lượng đất.

Xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp.

– Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và tổ chức thực hiện thu hồi đất giao khoán không đầu tư từ các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý và thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng, miền.

– Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất.

Xem thêm Nghị quyết 37/NQ-CP có hiệu lực từ ngày ký.

Nguồn Thư Viện Pháp Luật

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Reply

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh