fbpx

Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần

Đề xuất ban hành bảng giá đất:

HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.
  • Không dễ định giá đất theo giá thị trường
     
  • Nơi có giá đất bồi thường lên đến 810 triệu đồng/m2 ở TP.HCM

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị không ban hành bảng giá đất hàng năm (mỗi năm một lần) vì chưa hội đủ điều kiện thực hiện.

Kiến nghị của HoREA được đưa ra trong bối cảnh dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được cơ quan soạn thảo là Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến nhân dân.

Dự thảo luật bỏ quy định khung giá đất, chuyển sang xác định giá đất phù hợp với giá phổ biến trên thị trường. UBND cấp tỉnh xây dựng và trình HĐND cùng cấp thông qua bảng giá đất, hệ số điều chỉnh biến động giá trước khi ban hành.

Đề xuất bảng giá đất

HoREA đề xuất chỉ nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần để phù hợp với thực tiễn.

Trong văn bản, HoREA cho rằng chỉ nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần để phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hiện nay.

Ngoài ra, trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất định kỳ hiện quy định nhiều công đoạn và công việc rất chi tiết, phức tạp, mất nhiều thời gian. Hiện có 9 bước thủ tục để xây dựng bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần.

“Hiệp hội nhận thấy, với trình độ, năng lực của bộ máy nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay và yêu cầu và khối lượng công việc đồ sộ để xây dựng bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần theo các quy định trên đây đã cho thấy rõ là hiện nay chưa thể thực hiện xây dựng bảng giá đất định kỳ hàng năm”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết.

Chủ tịch HoREA giải thich thêm, hiện Bộ Tài nguyên Môi trường tuy đã lập được bản đồ giá đất cho hàng triệu thửa đất nhưng cơ sở dữ liệu đầu vào (bao gồm cả dữ liệu thuế) vẫn chưa đảm bảo tính chính xác và chưa được cập nhật kịp thời theo thời gian thực.

Với trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất hiện nay, nếu quy định xây dựng hàng năm, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện suốt năm bận rộn, loay hoay cho việc này và sẽ khó làm tròn nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.

Theo đó, nếu quy định xây dựng bảng giá đất hằng năm thì phải có cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Chat GPT sẽ làm thay con người để thực hiện khối lượng đồ sộ công việc khảo sát, so sánh, đối chiếu các số liệu.

Như vậy, Nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát được giá bất động sản, giá đất 24/7 để xây dựng cơ chế chính sách hoặc có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

9 bước xây dựng bảng giá đất hiện nay

  1. Xác định loại đất, vị trí đất theo xã đồng bằng, trung du, miền núi và theo loại đô thị trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh;
  2. Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
  3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành;
  4. Xây dựng bảng giá đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất tại khu vực giáp ranh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
  5. Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất;
  6. Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  7. Thẩm định dự thảo bảng giá đất;
  8. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất;
  9. UBND cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất.
 
 
Chủ đề: Luật Đất đai 2013,

Xáo trộn cấp “sổ đỏ” theo dự thảo Luật Đất đai

“Thái độ” của cơ quan quản lý nhà nước với trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc lấn chiếm đã thay đổi đáng kể trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

 

 

Nguồn Tham Khảo

Kết nối facebook với chúng tôi

4.7/5 - (3 bình chọn)

Leave a Reply

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh