fbpx

Đề xuất siết chặt việc đặt cọc đất nền hình thành trong tương lai

 

HoREA đề xuất bên bán đất nền (phân lô, tách thửa) hình thành trong tương lai không nằm trong dự án bất động sản thì chỉ được nhận đặt cọc sau khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa, giá trị đặt cọc không quá 5% giá trị nền nhà.
  • Thêm nhiều vụ đấu giá đất trên trời rồi bỏ cọc
     
  • Có cần hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng mới được bán nhà đất cho người khác?

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Xây dựng góp ý Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Theo HoREA, điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này là quy định không cần thiết.

Bởi vì nếu là dự án nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, có nghĩa là đã giao kết hợp đồng. Chủ đầu tư đã có quyền thu khoản thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, thì việc đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng hầu như rất ít khi xảy ra rủi ro và hoàn toàn có thể được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.

Hiệp hội kiến nghị Luật Kinh doanh bất động sản cần quy định hành vi đặt cọc đối với nhà ở, công trình xây dựng, đất nền nhà hình thành trong tương lai của chủ đầu tư dự án bất động sản, bên bán đất nền nhà. Quy định này để tránh tình trạng thu tiền đặt cọc quá lớn, có thể phát sinh hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho bên đặt cọc.

Đề xuất siết chặt việc đặt cọc đất nền trong tương lai

Đề xuất siết chặt việc đặt cọc đất nền hình thành trong tương lai

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA , đề nghị quy định chủ đầu tư dự án bất động sản khi huy động vốn, bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì chỉ được nhận đặt cọc sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư. Giá trị đặt cọc không quá 5% giá trị nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

Đối với bên bán đất nền nhà (phân lô, tách thửa) hình thành trong tương lai không nằm trong dự án bất động sản thì chỉ được nhận đặt cọc sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa. Giá trị đặt cọc không quá 5% giá trị nền nhà hình thành trong tương lai.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề xuất xem xét bỏ quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai vì có một số bất cập, hạn chế và làm tăng giá thành, làm tăng giá bán nhà ở mà người mua nhà phải gánh chịu khi mua nhà.

Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, sau 7 năm thực hiện quy định này đã bộc lộ một số bất cập.

Bởi lẽ, theo HoREA, chủ đầu tư phải trả phí bảo lãnh ngân hàng thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên phí bảo lãnh cũng rất cao.

Phí bảo lãnh ngân hàng được chủ đầu tư trả trước cho ngân hàng nhưng được chủ đầu tư tính vào giá thành làm tăng giá bán nhà ở mà cuối cùng thì người mua nhà phải gánh chịu phí bảo lãnh ngân hàng này (bằng khoảng 2% giá bán nhà).

Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích và bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết theo hợp đồng.

Chủ đề: Luật Kinh doanh bất động sản,
  • Từ 1/4/2023: Số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tính thế nào?

    Từ ngày 1/4/2023, Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng chính thức có hiệu lực. Xin hỏi, quy định cụ thể về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai ra sao?

     
Diệu Trang

 

Nguồn Thao Khảo

Xem thêm: “Đấu Giá Đất Phải Nộp Trước 20% Giá Khởi Điểm”

Bạn sẽ cho 5 sao Chứ?

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh