fbpx

Dự kiến thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào ngày 29/11/2023

Dự kiến thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào ngày 29112023

Dự kiến thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào ngày 29112023

Dự kiến thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào ngày 29/11/2023 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, Chúng tôi chia sẻ như sau:

1. Dự kiến thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào ngày 29/11/2023

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thì sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào ngày 29/11/2023, cụ thể dự kiến lịch trình vào thứ tư, ngày 29/11/2023 như sau:

* Sáng:

– Biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển Quốc gia.

– Biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

– Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

* Chiều:

– Biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

– Biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.

  • Về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
  • Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
  • Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”.

Quốc hội họp phiên bế mạc (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

– Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

– Biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.

– Biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

– Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp.

– Quốc hội làm lễ chào cờ.

Như vậy, theo dự kiến chương trình trên thì vào chiều ngày 29/11/2023, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Đồng thời, cùng ngày vào buổi sáng thì Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

2. Quy định về chương trình kỳ họp Quốc hội

Quy định về chương trình kỳ họp Quốc hội theo Điều 6 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:

– Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước.

  • Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc.
  • Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

– Việc xây dựng dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Trong đó, ưu tiên bố trí thời gian thảo luận các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp trước các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội cho ý kiến.

Phiên thảo luận về kinh tế – xã hội được tổ chức trước phiên chất vấn.

Các nội dung trong các lĩnh vực có liên quan đến nhau được bố trí thảo luận gần nhau.

– Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Các cơ quan, tổ chức có liên quan chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.

– Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau đây:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

+ Quốc hội xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội.

– Trường hợp cần thiết, căn cứ đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội;

+ Quốc hội xem xét, thông qua việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội.

– Trường hợp cần thiết điều chỉnh thời gian thực hiện nội dung của kỳ họp Quốc hội.

Việc phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên họp toàn thể của Quốc hội.

Trong chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội.

>> Xem thêm: 09 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 10/2023

Nguồn Thư Viện Pháp Luật

Xem thêm: “Vănn bản pháp luật”

Bạn sẽ cho 5 sao Chứ?

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh