fbpx

Hàng ngàn dự án “đắp chiếu” có cơ hội hồi sinh

Hàng ngàn dự án “đắp chiếu” có cơ hội hồi sinh  

 

Trong quý 2/2023, VARS dự báo sẽ có thêm nhiều văn bản pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn cho hàng ngàn dự án đang “đắp chiếu”, tăng nguồn cung cho thị trường.

Lý do đại gia đều kinh doanh bất động sản
- Hàng ngàn dự án “đắp chiếu" có cơ hội hồi sinh

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy nhanh việc ban hành các văn bản dưới luật, có tính chất tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý cho hàng ngàn dự án đang “án binh bất động”. Ảnh: LV

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng kể từ cuối tháng 5/2022. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp… cũng như các vướng mắc về pháp lý chưa được tháo gỡ một cách triệt để buộc tất cả các thành viên trong thị trường phải rơi vào trạng thái “chờ đợi”.

Xuất hiện những điểm sáng

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nguồn cung ra thị trường quý 1 năm 2023 đạt khoảng 25.000 sản phẩm, chủ yếu là hàng tồn kho từ các dự án mở bán trước đó. Tỷ lệ hấp thụ trong quý 1 năm 2023 chỉ đạt khoảng 11%, tương đương hơn 2.700 giao dịch, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền ở những khu vực từng xảy ra sốt đất tiếp tục được điều chỉnh về giá trị phù hợp, tương xứng với giá trị đầu tư vào nội tại sản phẩm và hạ tầng khu vực. Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính – đặc biệt có sử dụng chương trình ưu đãi lãi suất, ân hạn nợ gốc giai đoạn 2018 – 2022 của các chủ đầu tư buộc phải cắt lỗ 10-30%, thậm chí lên đến 30-50% giá trị đầu tư.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong quý 1, tình trạng chờ đợi, trầm lắng vẫn đang tồn tại. Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện nhữnvg điểm sáng ở các địa phương phát triển mạnh về hạ tầng, tốc độ đô thị hóa cao, đặc biệt là các sản phẩm nhà ở được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín, có pháp lý tốt, phục vụ nhu cầu thực, có thanh khoản tốt trong dài hạn và nhu cầu cho thuê cao.

Căn hộ chung cư để ở, có quy mô, tiện ích và chất lượng tốt tại các khu vực trung tâm các thành phố lớn, có tốc độ dịch chuyển dân số cơ học nhờ sự phát triển của các KCN, khu trung tâm dịch vụ du lịch vẫn thu hút sự quan tâm của các của người dân có nhu cầu ở thực, trong đó có cả nhu cầu sản phẩm cao cấp, đầu tư. Nhu cầu mua đất nền làm tài sản vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng và tiếp tục là phân khúc được lựa chọn hàng đầu.

Đặc biệt kể từ đầu tháng 3, sau khi Chính phủ có hàng loạt động thái rõ ràng nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Thị trường bắt đầu ghi nhận thêm những tín hiệu quan tâm từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Nhanh chóng gỡ bỏ vướng mắc pháp lý

Nhận định về trường địa ốc giai đoạn tới, VARS cho rằng, thị trường bất động sản đã có những tín hiệu tích cực. Theo Chủ tịch VARS, Chính phủ tiếp tục vào cuộc một cách quyết liệt, ban hành các chính sách đúng và trúng vào các điểm nghẽn, liên tục tháo gỡ các khó khăn còn tồn tại. Lãi suất tiếp tục được điều chỉnh hợp lý, tiệm cận với khả năng của những người có nhu cầu thực. Có thêm hàng, có dòng tiền, doanh nghiệp có thêm vốn từ các kênh huy động khác, thị trường sẽ có thêm những khởi sắc.

Doanh nghiệp xây dựng - "Cuộc đua xuống đáy" - Tin tức BDS

Để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững cần đẩy mạnh phát triển phân khúc nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, để thị trường thật sự thoát ra được trạng thái trầm lắng, VARS kiến nghị, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy nhanh việc ban hành các văn bản dưới luật, có tính chất tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý cho hàng ngàn dự án đầu tư phát triển đang “án binh bất động”.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Đình Chung, Tổng Giám đốc SGO Homes kiến nghị, cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng gỡ bỏ vướng mắc pháp lý. Mở rộng đối tượng được vay, hưởng ưu đãi tín dụng cho các sản phẩm có giá trị thấp, các dự án mới, dự án thương mại. Hỗ trợ về thuế như thời điểm dịch Covid-19, cho phép doanh nghiệp bất động sản được chậm thuế từ 6 tới 12 tháng.

Lãnh đạo VARS cũng khẳng định, để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, sớm cân bằng cán cân cung cầu, cần đẩy mạnh phát triển phân khúc nhà ở xã hội.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch VARS cho biết, nhà ở xã hội là phân khúc có nhu cầu cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, các chính sách hiện tại chưa thực sự thu hút chủ đầu tư tham gia phát triển phân khúc này, khiến nguồn cung trên thị trường không thể đáp ứng lượng lớn nhu cầu hiện tại. Do đó, Nhà nước cần sớm sửa đổi, ban hành các nghị định, thông tư liên quan đến chuyển nhượng dự án, tính tiền sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch nhà ở xã hội. Đồng thời, linh hoạt, không quy định cụ thể đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Đồng quan điểm, ông Phạm Anh Khôi, Viện Nghiên cứu Kinh tế – Tài Chính – Bất Động Sản Dat Xanh Services (FERI) cho biết, cần quy định điều kiện về đối tượng được mua nhà ở xã hội “thoáng” hơn, có ưu đãi lãi suất hợp lý hơn với tình hình thị trường và với mức lãi suất áp dụng cho gói tín dụng 120 nghìn tỷ.

Ông Khôi đánh giá, đối với khách hàng, ở khu vực thành thị, khu vực có nhu cầu nhà ở xã hội cao nhất, với giá căn hộ khoảng 2 tỷ, lãi suất phải trả khi sử dụng gói tín dụng 120 nghìn tỷ là 18-20 triệu đồng – vẫn là cao. Như vậy, đối tượng được mua, trừ chi phí cho gia đình thì thu nhập ít nhất phải 30 triệu đồng một tháng. Chênh lệch với thu nhập được mua và lãi suất áp dụng là rất lớn.

Nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp tại Quảng Nam là rất lớn

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, số lượng công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp khoảng 47.860 người. Lực lượng công nhân tham gia sản xuất đến từ các địa phương giáp ranh, chủ yếu là tự túc chỗ ở, thuê nhà trọ nên nhu cầu về nhà ở là rất lớn.

Đan Thanh
 

 

 

Nguồn Thao Khảo

Xem thêm: “Đại Biểu Quốc Hội: Lợi Tức Chuyển Đổi Đất Không Phải Đất Ở Sang Đất Ở Rất Lớn – Lý Do Đại Gia Đều Kinh Doanh Bất Động Sản”

Bạn sẽ cho 5 sao Chứ?

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh