fbpx

Kiểm soát nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán

Kiểm soát nguồn vốn:

Kiểm soát nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán

Kiểm soát nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán (Hình từ Internet)

Ngày 11/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Kiểm soát nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán

Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. 

Đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh…) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, Chính phủ còn đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp như sau:

– Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.

– Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách an toàn, lành mạnh, bền vững.

Khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Theo đó nhằm hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ giao Bộ Tài chính thực hiện các nội dung sau đây:

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Giá (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 tháng 5/2023;

– Rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong đó có nhóm doanh nghiệp bất động sản, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2023;

– Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế;

– Có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cầu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tiễn, theo tinh thần “lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ, ” theo đúng quy định pháp luật; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp bất động sản đàm phán, hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, bất động sản…

– Bảo đảm hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán, lành mạnh, thông thoáng; kiểm soát tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong nguồn vốn tín dụng tại Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2023 như sau:

– Điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

– Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…) tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn;

– Ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch…

Có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Xem thêm tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023.

Xem thêm: “Bao Giờ Thị Trường Bất Động Sản Sẽ Ấm Trở Lại?”

Nguồn Thư Viện Pháp Luật

Bạn sẽ cho 5 sao Chứ?

Leave a Reply

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh