Lo ngại vốn hỗ trợ bất động sản:
Ảnh minh hoạ
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), đã nhấn mạnh như vậy khi phân tích về những khó khăn của thị trường bất động sản hiện tại và những giải pháp để tháo gỡ.
Không xử lý sớm có thể gây tê liệt nền kinh tế
Từ giữa tháng 5 năm 2022 đến nay, hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cũng như các vướng mắc về pháp lý trong quá trình triển khai dự án chưa được tháo gỡ một cách triệt để khiến thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng.
Theo ông Đính, những khó khăn này, nếu không được giải quyết sẽ khiến “sức khoẻ” của thị trường cũng như cộng đồng doanh nghiệp suy yếu, không thể vực dậy nổi; nhiều người lao động sẽ lâm vào cảnh mất việc làm, hệ lụy đến cuộc sống an sinh xã hội, nền kinh tế có thể bị tê liệt.
Trước những lo ngại về việc dòng vốn hỗ trợ sẽ chảy vào túi nhóm lợi ích hay doanh nghiệp phải tự giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra, “lời ăn lỗ chịu”,…. Chủ tịch VARS cho rằng bất động sản đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân, nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Bài học khủng hoảng ở các nước tư bản đã cho thấy, nếu Nhà nước bỏ mặc thị trường thì hệ lụy sẽ khôn lường. Vì vậy, thị trường cần sự hỗ trợ và can thiệp của nhà nước để trở lại đúng quỹ đạo.
Ở Việt Nam, bất động sản trực tiếp đóng góp 15% tỷ trọng vào GDP của quốc gia, cùng với sức lan tỏa tới 40 ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế như xây dựng, ngân hàng – tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, du lịch, nông nghiệp…
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, khi ngành bất động sản tăng thêm 1.000 tỉ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các nhóm ngành còn lại 1.192 tỉ đồng; lan tỏa tới giá trị tăng thêm 311 tỉ đồng.
Đối với việc làm, hiện tại chưa có tính toán cụ thể lực lượng lao động trong hệ sinh thái ngành bất động sản. Tuy nhiên, số liệu thống kê chính thức vào năm 2021 gồm 4.545.000 người làm trong ngành xây dựng (đa phần là xây dựng các bất động sản) và 308.000 người làm trong ngành kinh doanh bất động sản.
Những con số trên cho thấy, số việc làm trong ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản ở Việt Nam chiếm gần 10% tổng số việc làm (49 triệu vào năm 2021). Nếu tính tất cả số việc làm ở hệ sinh thái bất động sản gồm: phát triển quỹ đất; xây dựng; vận hành; cải tạo, nâng cấp và tái phát triển; các nhà phát triển bất động sản và những đơn vị vận hành đóng vai trò then chốt trong quá trình này thì con số sẽ lớn hơn rất nhiều.
Thế nhưng, từ giữa tháng 5 năm 2022, thị trường bất động sản gần như không tiếp cận được nguồn vốn để phát triển.
Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, ước lượng gần 1.200 doanh nghiệp.
“Nếu không giải quyết được khó khăn về nguồn vốn, sẽ có thêm số lượng lớn doanh nghiệp bất động sản buộc phải đóng cửa, phá sản. Điều này tạo rủi ro và nguy cơ đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng thương mại. Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy, công xưởng của hơn 30 ngành nghề liên quan phải ngưng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp, làm gia tăng bất ổn xã hội”, ông Đính nhấn mạnh.
Không phải là dùng ngân sách để gỡ khó
Chủ tịch VARS khẳng định, những giải pháp về nguồn vốn cho thị trường bất động sản hiện nay không phải là dùng tiền ngân sách để gỡ khó, mà là đưa ra các định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp để khai thông thị trường, hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ người lao động, người dân.
“Việc rà soát và tháo gỡ pháp lý, nhất là cho bất động sản, sẽ là chìa khóa cho sự khôi phục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng bất động sản – hai kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng trong hệ thống vay của doanh nghiệp phát triển dự án”, ông Đính nhận định.
Hiện tại, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP theo hướng sẽ cho doanh nghiệp thêm 2 năm để giãn nợ trái phiếu, giảm áp lực đáo hạn. Tuy nhiên, vị này kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành các điều chỉnh Nghị định 65 để hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thuận lợi, hiệu quả. Nên kéo dài thời hiệu thực thi Nghị định 65 đến năm 2025.
Về nguồn vốn tín dụng, cần sớm thúc đẩy việc triển khai gói tín dụng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất cho vay ưu đãi cả với chủ đầu tư và người mua nhà để tăng cung về nhà ở xã hội, tạo giao dịch, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể liên quan trong hệ sinh thái bất động sản.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần công khai cụ thể, minh bạch thông tin về quy hoạch, giao dịch bất động sản,… Rà soát, phân loại các dự án theo tính chất dự án và tiến độ triển khai để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, để việc “giải cứu” hiệu quả, “đúng nơi đúng đối tượng”. Từ đó khôi phục niềm tin cho nhà đầu tư, xóa bỏ định kiến về ngành bất động sản.
Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu để sớm tìm ra điểm cân bằng của cung cầu thể hiện ở giá cả bất động sản, thông qua đó quản lý giá để phù hợp với sức mua của người dân. Khi có đầy đủ cơ sở pháp lý và xác định được giá đất, dòng vốn tín dụng của ngân hàng sẽ được hỗ trợ khơi thông.
Đối với doanh nghiệp, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ về cơ chế để tái cơ cấu hàng hóa, thể hiện qua việc cho phép điều chỉnh dự án hoặc một phần dự án (trong giai đoạn đang làm thủ tục đầu tư) sang phân khúc phù hợp với nhu cầu thị trường.
“Nếu doanh nghiệp phát triển dự án phá sản, nguồn cung đã thiếu lại còn thiếu hơn trong khi nhu cầu luôn tăng cao thì mức giá cân bằng khó mà hạ thấp. Do đó, cần trao cơ hội để doanh nghiệp tự tháo gỡ, tạo ra nguồn cung phù hợp, để người dân được mua nhà với giá phù hợp”, ông Đính nói.
“Giải cứu” bất động sản hay “giải cứu” niềm tin của khách hàng?
Việc “giải cứu” thị trường bất động sản đang trở thành chủ đề nóng được quan tâm những ngày gần đây. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group, cho rằng quan trọng nhất vẫn là giải quyết được bài toán của khách hàng. Họ sẵn sàng xuống tiền thì mọi nút thắt mới được tháo gỡ.
theo Thanhnienviet
Xem Thêm: ‘Cơ Quan Thẩm Định Giá Đất Phải Không Bị Nhóm Lợi Ích Chi Phối’