Tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
Tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân (Đề xuất) (Hình từ internet)
1. Tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân (Đề xuất)
Theo Điều 171 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 170 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai 2013, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và tại Luật Đất đai 2013 như sau: – Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau: + Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; + Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. – Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. – Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất: + Đất rừng phòng hộ; + Đất rừng sản xuất. |
Như vậy, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã đề xuất tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân.
2. Quy định về đất nông nghiệp tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
2.1. Phân loại đất nông nghiệp theo dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất chuyên trồng lúa, đất trồng lúa còn lại và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
– Đất chăn nuôi tập trung;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm ruộng muối (sau đây gọi là đất làm muối);
– Đất nông nghiệp khác gồm:
+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm;
+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
+ Nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất nông nghiệp;
+ Đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp;
+ Đất công trình khác trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp mà không nhằm mục đích phi nông nghiệp.
(Khoản 1 Điều 10 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi)
2.2. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
– Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Đất nông nghiệp do tổ chức, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
– Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:
+ Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;
+ Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm tùy theo mục đích sử dụng đất.
Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước.
– Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Xem thêm: “Quyền sử dụng đất” tại
(Điều 173 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi)
Chủ đề liên quan: “Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Trồng Lúa Sang Đất Ở Có Cần Phải Xin Phép?”