fbpx

Thống đốc NHNN đưa ra bảy yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng

Để thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp địa ốc và tổ chức, cá nhân khi tiếp cận vốn tín dụng, NHNN đã có một số yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng (TCTD).
  • Bất động sản ách tắc không chỉ do tín dụng
     
  • Bất động sản sẽ tiếp tục loay hoay với nguồn vốn

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng hy vọng các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong câu chuyện phát triển kinh doanh.

Thứ nhất, các tổ chức tín dụng nỗ lực tối đa tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án bất động sản đã hoàn thiện pháp lý, có khả năng trả nợ.

Thứ hai, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở.

Thứ ba, tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Thứ tư, chủ động rà soát, phân loại, đánh giá các dự án bất động sản đang cấp tín dụng để có giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án; kịp thời có giải pháp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động tốt.

Đồng thời, đảm bảo thực hiện các thỏa thuận hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết với doanh nghiệp địa ốc và người mua nhà. Đây là điểm rất quan trọng vì các tổ chức tín dụng mới là người trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp.

Thứ năm, xem xét cấp tín dụng đối với cả chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người mua nhà và các đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng để tăng khả năng luân chuyển vốn và thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Thứ sáu, kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường. Bên cạnh đó kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,… đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Thứ bảy, nâng cao chất lượng thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, nhất là đối với các doanh nghiệp có trái phiếu bất động sản phát hành đến hạn thanh toán, thực hiện đầu tư trái phiếu doanh nghiệp theo đúng quy định,…

Đối với các đơn vị thuộc NHNN, Thống đốc chỉ đạo rà soát, tổng hợp đầy đủ và nghiên cứu các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội một cách nghiêm túc để tham mưu với ban lãnh đạo khẩn trương có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra các ngân hàng cho vay dồn vốn cho các doanh nghiệp, tập đoàn sân sau của mình.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023, NHNN đã họp và thống nhất sẽ tiếp tục sử dụng công cụ room tín dụng. Ban lãnh đạo cũng giao cho các đơn vị chức năng nghiên cứu lộ trình nhưng vẫn đảm bảo điều hành tín dụng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế và đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng.

Theo đại diện NHNN, định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14-15%, nhưng sẽ điều chỉnh tùy theo tình hình. Nếu diễn biến lạm phát cho phép thì việc điều hành tín dụng có thể sẽ linh hoạt hơn. Nhưng nếu lạm phát có nguy cơ rủi ro tăng cao thì lúc đó NHNN sẽ có điều chỉnh phù hợp.

Cũng theo vị này, NHNN không “bó cứng” room cho tăng trường tín dụng vào bất động sản, mà chỉ có định hướng chung là thông báo cho từng tổ chức tín dụng trên cơ sở các tổ chức hoạt động an toàn, lành mạnh. Còn việc phân bổ cho các chi nhánh, địa phương là do các tổ chức tín dụng.

Doanh nghiệp bất động sản phải chủ động hơn

Đối với các doanh nghiệp, Thống đốc NHNN nhắn nhủ, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế vĩ mô chung, nếu kinh tế vĩ mô bất ổn thì doanh nghiệp gặp khó khăn, chắc chắn khi đó các cơ quan quản lý sẽ phải áp dụng chính sách kinh tế vĩ mô, đôi khi chính sách này sẽ ảnh hưởng đối với hoạt động doanh nghiệp, đó là sự đánh đổi.

Vị này cho biết tại các nước, bản thân doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có bộ phận thường xuyên theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và có dự báo, đánh giá trước các xu hướng về tình hình thế giới, trong nước và xu hướng các chính sách của Chính phủ để chủ động điều chỉnh đầu tư kinh doanh.

“Nếu như các doanh nghiệp Việt Nam cũng làm như doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ không bị động nhiều trong sản xuất kinh doanh của mình”, Thống đốc nhấn mạnh.

Do đó, vị này hy vọng các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong câu chuyện phát triển kinh doanh. “Trong một cuộc họp, lãnh đạo Bộ Xây dựng nói có doanh nghiệp hiện đang ngồi đây triển khai cùng một lúc trên 50 dự án liền. Tôi không hiểu nếu đồng thời triển khai mấy chục dự án thì khi khó khăn có chủ động được hay không, và giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho tất cả dự án đó?”, thống đốc NHNN đặt vấn đề.

Do đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải thận trọng, phải có kế hoạch để có sự chủ động của mình.

Đại diện NHNN cũng mong muốn doanh nghiệp hết sức chú trọng quản trị dòng tiền của mình.

Bởi có doanh nghiệp có rất nhiều dự án, nhiều tài sản lớn nhưng chỉ vào một thời khắc cần tiền lại rất khó xoay, bởi ra bán một dự án bất động sản không hề dễ, nó phụ thuộc người mua, thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính không thể có ngay được thanh khoản.

Bên cạnh đó, mặc dù các bộ ngành, cơ quan quản lý đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ nhưng các doanh nghiệp cần phải có giải pháp đẩy mạnh, cơ cấu quản trị lại, cân đối giữa mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, khả năng tiêu thụ sản phẩm để có điều chỉnh phù hợp để có khả năng trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực tài chính để đa dạng hoá khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn vốn khác, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, nhất là vốn trung – dài hạn. Nếu như phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, trong trường hợp lạm phát rất cao, chính sách tiền tệ thắt chặt thì doanh nghiệp gặp khó khăn.

Cuối cùng, Thống đốc mong rằng các doanh nghiệp tích cực phát triển những dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Về phía hệ thống ngân hàng cũng sẽ có giải pháp để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào phân khúc này.

 
Chủ đề: Siết tín dụng bất động sản,
  • Doanh nghiệp bất động sản đề xuất gì trong cuộc họp về tín dụng với Ngân hàng Nhà nước?

    Doanh nghiệp bất động sản đề xuất gì trong cuộc họp về tín dụng với Ngân hàng Nhà nước?

    Tại hội nghị tín dụng bất động sản diễn ra sáng 8.2, nhiều doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ cho vay đối với bất động sản du lịch, kiến nghị nới room, giảm lãi suất đối với cả condotel.

 

Nguồn Tham Khảo.

Xem thêm: Thủ Tướng Yêu Cầu Bộ Xây Dựng Báo Cáo Hội Nghị Gỡ Khó Cho Bất Động Sản Trước 15/2

Kết nối facebook với chúng tôi.

Bạn sẽ cho 5 sao Chứ?

Leave a Reply

Compare listings

So sánh
Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial
error

Ghé Thăm và Đăng Ký Kênh